Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Những Bí Mật Chưa Từng Được Tiết Lộ Về Ngành Kim Hoàn Thế Giới - Phần 01

PHẦN 01: ITALY – THỦ ĐÔ CỦA CÁC NHÀ CHẾ TÁC KIM HOÀN THẾ GIỚI

Sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn biết rằng ngay từ thời tiền sử thì loài người chúng ta đã biết dùng trang sức để làm đẹp cho cơ thể. Không nói quá nếu như nhận định rằng lịch sử trang sức bắt đầu khi có loài người và đồng hành với chúng ta xuyên suốt qua năm tháng.

Ở thời Ai Cập cổ đại, ai ai cũng tin rằng mỗi một viên đá quý đều sẽ mang một sức mạnh thần kỳ. Biểu tượng con bọ cạp, bọ hung, hoa sen hay chim ưng và rắn… được sử dụng để thể hiện sức mạnh của bản thân và trở thành huyền thoại của Ai Cập. Mục đích chính của trang sức tại thời kỳ này đóng vai trò là lá bùa hoặc tấm bùa hộ mệnh theo người. Con người của thế kỷ này coi trọng đá quý và kim loại màu hơn hẳn các nguyên liệu khác.

Vào thời kỳ La Mã, những món đồ trang sức cổ xưa chính là biểu tượng của quyền uy, dành riêng cho tầng lớp xã hội cao nhất. Mãi về sau này khi thương mại hóa buôn bán trao đổi phát triển hơn thì dân chúng mới được phép có quyền sở hữu phụ kiện trang sức. Người La Mã ưa chuộng những mẫu trang sức sử dụng nhiều loại đá rực rỡ và chúng phải có kích thước lớn, mang tính khoe và phô trương. Các loại đá được ưa thích là Sapphire, Ruby, Emerald

Đến thời kỳ phục hưng chính là bước ngoặt của nền sản xuất trang sức trên thế giới. Vào thời điểm này, vai trò của trang sức đã được phân hoá thành 02 chức năng chính:

Phục vụ nhu cầu làm đẹp: giai đoạn này các nhà thiết kế tập trung hơn vào việc tạo mẫu với nhiều kiểu dáng mới lạ. Các loại đá quý được sử dụng đa dạng hơn về cả yếu tố màu sắc, độ bóng chứ không chỉ nghiêng về yếu tố huyền bí như thời La Mã. Đây cũng là thời điểm phát hiện Kim cương và nhiều phương pháp cắt xẻ khác khau để chế tác.

Trang sức là tài sản, thể hiện sự giàu có: tầng lớp trung, thượng lưu bắt đầu thu thập trang sức như một phương cách thể hiện sự giàu có và lưu trữ tài sản qua các thế hệ. Chúng dễ bảo quản, dễ mua, dễ bán và được xem như một loại tiền tệ xuyên biên giới.

Suốt chiều dài dòng sông lịch sử, rất nhiều đế chế hùng mạnh cổ xưa đều đã tan biến. Chỉ một số ít giá trị văn hoá còn tồn tại đến ngày nay tại Châu Âu. Trong tất cả các nền văn minh còn sót lại, Ý là quốc gia còn gìn giữ nguyên vẹn tinh hoa trong lĩnh vực trang sức với những sản phẩm còn lưu được những gì tinh tuý nhất của giai đoạn phục hưng phồn vinh.

Có rất nhiều thông tin thú vị về ngành kim hoàn tại quốc gia hình chiếc ủng này. Gần 10% dân số Ý đang làm việc trong ngành trang sức và thâm chí, ở độ tuổi trung học, học sinh có thể lựa chọn để học tại các trường đào tạo về chế tác trang sức thủ công thay vì đến trường lớp. Sự phát triển của ngành trang sức Ý nổi bật ở một vài “khu vàng” trên khắp bán đảo, trong số đó có thể kể đến cái tên nổi bật trên thế giới như Vicenza, Arrezo, Valenza. Đặc biệt Vincenza được mệnh danh là Thủ đô sản xuất trang sức nhiều nhất nước Ý. Nằm ở trung tâm các thành phố cổ kính nhất thời trung cổ với những ngôi nhà nhỏ, cũ kỹ màu bơ chạy dọc theo những con đường hẹp, và đôi khi nhường chỗ cho một số kiến trúc thanh lịch của thời kỳ Phục Hưng. Di sản địa phương của nghề chế tác trang sức ở thành phố này có trước cả khi những con phố được rải sỏi: từ năm 600 trước công nguyên, người Vicentini đã tạo nên các dây buộc quần áo và đồ trang trí bằng đồng. Sau đó, khi các hiệp hội thợ kim hoàn được phát triển mạnh mẽ, các thợ hoàn kim này đã trở thành một thành phần trong giới quý tộc và thương gia của xã hội cho đến ngày nay.

Nghệ thuật thủ công trong chế tác trang sức tại Ý vào những năm 1970 được phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh bùng nổ nhu cầu về đồ trang sức tại châu Âu và Mỹ. Số lượng cửa hàng chế tác trang sức thủ công và thợ kim hoàn tăng vọt. Sự đầu tư vào hệ thống máy móc hiện đại để tạo nên các nhà máy sản xuất sản lượng lớn, sự kết hợp giữa những người thợ thủ công lành nghề và công nghệ đã tạo nên các xưởng sản xuất lớn của các thương hiệu nổi tiếng bao gồm cả Gucci, Tiffany & Co. và Hermes.

Ở Ý, hệ thống giáo dục về công việc thiết kế sáng tạo rất đa dạng. Các trường thiết kế nổi tiếng bao gồm L’Atelier và Học viện Thiết kế Thời trang ở Firenze. Thành phố Firenze là trung tâm của giai đoạn phục hưng với rất nhiều thiên tài Leonardo da Vinci, Brunelleschi, Botticelli, Michelangelo, Giotto, Donatello, Tiziano VecelliRaffaello. Đây cũng chính là nơi xuất thân của Edward C. Moore - nhà thiết kế chính của Tiffany & Co.

Việc sở hữu các công nghệ tiên tiến như máy móc chế tạo hiện đại, máy in 3D giúp gia tăng sản lượng và mẫu mã đang kể, tuy nhiên, điều tạo nên sự khác biệt của trang sức tại Ý vẫn nằm ở kỹ năng thủ công. Các khâu lắp ráp và hoàn thiện đều được làm bằng tay – các sợi dây chuyền vẫn được điều chỉnh từng mắt một, từng hạt đã đều được đính lên trang sức một các tinh xảo.

Tuy nhiên, điều gì đã làm nên sự đa dạng của trang sức Ý và sự nổi tiếng của chúng? Có phải là do công nghệ sản xuất trang sức của Ý đã được chuyên môn hóa cao, với sự đồng nhất tuyệt đối về chất lượng? Hoặc nước Ý đang sở hữu những nhà máy khổng lồ về sản xuất trang sức mà không một quốc gia trên thế giới nào có thể sánh bằng. Câu trả lời sẽ thực sự khiến bạn rất ngạc nhiên.

Có tất cả trên 1040 nhà sản xuất nữ trang tại đất nước Tây Âu này, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hoạt động lâu năm trong ngành theo hình thức cha truyền con nối. Đó có thể là một căn phòng cũ kỹ với một số dụng cụ chế tác thô sơ còn giữ nguyên hình dáng của thời kỳ phục hưng. Một vài hộ chế tác liên kết với nhau chỉ cho một số công đoạn rất nhỏ. Hầu như không có một công ty nào đủ lớn bao trùm tất cả các khâu chế tác mang tính công nghiệp cao.

Điều này rất trái nguợc so với những ngành sản xuất khác như ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm hay thời trang.

Vậy Châu Á với bề dày lịch sử không thua kém những nền văn minh phương Tây đang ở đâu trên bản đồ chế tác kim hoàn của thế giới. Liệu đó chỉ là những cơ sở thủ công nơi một vài nghệ nhân cặm cụi chế tác từng món trang sức với chất liệu xưa cũ hay đã cùng sánh vai trong thiết kế của thế giới.

 

Câu trả lời sẽ có ở phần 02: Top nhà máy chế tác kim hoàn lớn nhất và chuyên nghiệp nhất Châu Á hiện nay.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.